Kế Hoạch Tổ Chức Trại Hè – Khóa Hè 2023

Chủ đề “Tích xưa đất Việt”

Vietnamese Folklore

I. MỤC ĐÍCH:

➢ Tạo sân chơi lành mạnh cho HS, giúp HS thêm hiểu biết về lịch sử dân tộc và được khám phá chuyện xưa, tích cũ của người Việt Nam.

➢ Bồi dưỡng cho học sinh có tình yêu quê hương đất nước, yêu người Việt Nam.

➢ Giáo dục HS về tính hiếu thảo, biết ơn ông bà cha mẹ.

➢ Khơi dậy nơi HS tinh thần vượt khó trong học tập.

➢ Bồi dưỡng cho HS đức tính trung thực, biết giữ lời hứa.

➢ Giúp HS có thêm ngày hội ý nghĩa trong mùa hè, được thư giãn và có cơ hội tham gia các hoạt động tập thể gắn kết tình bạn, tình thầy trò.

II. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN THỰC HIỆN:

1. Đối tượng tham gia:

- Học sinh từ khối lớp 1 đến khối lớp 5 đang tham gia khóa hè 2023.

2. Thời gian - Địa điểm:

- Ngày 25/7/2023, tại cơ sở Cộng Hòa: Tổ chức Hội trại cho học sinh 2 cơ sở Cộng Hòa và Cao Thắng.

- Ngày 27/7/2023, tại cơ sở Nguyễn Văn Hưởng: Tổ chức Hội trại cho học sinh 3 cơ sở Nguyễn Văn Hưởng, Văn Thánh và Trần Nhật Duật.

III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:

1. Buổi sáng:

➢ 7:45: HS tập trung tại sân trường.

➢ 8:00 – 8:30: Khai mạc

➢ Ổn định HS, giới thiệu chương trình.

➢ Chia lều và hô vang tên lều và khẩu hiệu của lều.

➢ Thực hiện nghi thức khai mạc trại.

➢ MC giới thiệu các MC nhí (6 HS): HS thuyết trình ngắn gọn về các trò chơi, và các câu chuyện gắn với các trò chơi trong Hội trại bằng song ngữ Anh – Việt.

➢ HS tập trung về 3 khu vực lều (trại) chính:

+ Trại 1: HIẾU HỌC VƯỢT KHÓ

Resilience Camp

+ Trại 2: HIẾU THẢO

Filial Piety Camp

+ Trại 3: GIỮ CHỮ TÍN

Integrity Camp

➢ 8:30 – 8:40: Sinh hoạt tại lều

➢ Hướng dẫn HS cách dựng lều trại và ý nghĩa tên của trại.

➢ Tập cho HS hát một số bài hát sinh hoạt.

➢ HS thảo luận và phân công nhiệm vụ (đội trưởng, đội phó hậu cần, đội phó vệ sinh…).

➢ Phổ biến luật chơi của 7 trò chơi trong buổi sáng.

➢ 8:45 -> 10:50: Tham gia trò chơi “Tìm hiểu tích xưa đất Việt”

HS tham gia các trò chơi. Mỗi trò chơi hoàn tất, HS sẽ được nhận 1 cờ/sticker…

- Trò 1 “Gánh củi đi bán” – Dựa trên tiểu sử của Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi

=> Luật chơi: Hai lớp xếp thành 2 hàng. Mỗi lượt chơi: 1 HS/lớp.

Hai bạn bắt đầu từ vạch xuất phát với vai gánh củi, tay cầm sách, vừa đi vừa đọc và ghi nhớ câu thơ/câu ca dao trên sách, vượt chướng ngại vật chạy đến đích, đọc lại câu thơ/câu ca dao cho GV quản trò để đổi các vật phẩm như giấy, bút (riêng lớp 1 chỉ cần gánh củi + cầm sách, không đọc thơ). Lớp nào thu được nhiều vật phẩm trong thời gian quy định thì thắng. Đối với cấp độ lớp 4-5, câu thơ sẽ dài hơn lớp 2-3.

- Trò 2 “Vở học trên cát” – Dựa trên giai thoại về Trạng nguyên Lưu Miễn - thời vua Trần Thái Tông

=> Luật chơi: Hai lớp xếp thành 2 hàng thi với nhau. Mỗi lượt chơi: 2 HS/lớp.

HS thứ nhất nhận đề từ GV quản trò, sau đó dùng ngón tay viết lên lưng HS thứ hai, HS thứ hai phải tập trung xem đó là hình hoặc chữ gì sau đó viết lại lên cát.

Mỗi lượt chơi đúng, học sinh sẽ được thưởng 1 sticker.

- Trò 3 “Trường thi” – Mô phỏng trường thi ngày xưa với lều, chõng, bảng vàng

=> Gian hàng được trang trí các mô hình như 1 trường thi ngày xưa. Trong gian hàng này sẽ có 1 quầy sách để HS đọc trong suốt thời gian tham gia trại hè. HS đọc sách và tham gia thử thách của Ban Giám khảo để có cơ hội nhận thưởng thêm sticker. Nếu bạn nào trả lời xuất sắc nhiều câu hỏi thì sẽ được vinh danh bảng vàng.

- Trò 4 “Bông hoa hiếu thảo” – Dựa theo “Sự tích hoa bông hoa cúc trắng”

=> Luật chơi: Hai lớp xếp thành 2 hàng thi với nhau. Mỗi lượt: 1 HS/lớp.

HS vượt chướng ngại vật đem những cánh hoa lên gắn vào đài hoa. Lớp nào gắn hoàn thiện được bông hoa trước thì được thưởng nhiều sticker hơn.

- Trò 5 “Lấy nước Suối Tiên” – Dựa theo truyện cổ tích “Cậu bé Tích Chu”

=> Luật chơi: Hai lớp xếp thành 2 hàng. Mỗi lượt chơi: 1 HS/lớp.

Hai bạn bắt đầu từ vạch xuất phát, lấy nước từ Suối Tiên vượt chướng ngại vật chạy về đổ vào thùng. Lớp nào lấy được nhiều nước hơn trong thời gian quy định thì thắng và được thưởng nhiều sticker hơn.

- Trò 6 “Khắc nhập – Khắc xuất” – Dựa theo truyện cổ tích “Cây tre trăm đốt”

=> Luật chơi: Hai lớp chia thành 2 đội thi với nhau. Mỗi lượt: 4 HS/lớp.

Mỗi lượt chơi: 1 HS đại diện của lượt chơi đọc thần chú “Khắc nhập” sau đó các bạn trong đội ráp các đốt tre thành cây tre trăm đốt, khiêng tre chạy về vạch đích, tiếp tục đọc thần chú “Khắc xuất” và rã các đốt tre ra. Đội nào hoàn thành lượt chơi nhanh hơn thì được thưởng sticker.

- Trò 7 “Đi tìm Ngọc Hoàng”

=> Luật chơi: HS đóng vai là anh nông dân nghèo cưỡi rùa vượt biển Đông đi tìm Ngọc Hoàng. Khi gặp Ngọc Hoàng, HS sẽ trả lời các câu đố hoặc puzzle của Ngọc Hoàng. Giải đố thành công thì được thưởng sticker.

➢ 10:55: tập trung về lều trại.

➢ 11:00: ăn trưa và sinh hoạt buổi trưa (không ngủ trưa).

 Lưu ý: Học sinh không ăn ở trường thì Giáo viên vẫn trả học sinh về ăn trưa như thường ngày (trừ cơ sở Cao Thắng, Trần Nhật Duật, Văn Thánh: GVCN báo PH học sinh ăn tại trường).

2. Buổi chiều:

➢ 13:00: Tập trung tại sân trường.

➢ Mở đầu với Trò chơi hoạt náo.

➢ Phổ biến chương trình buổi chiều.

➢ 13:15 – 14:00: Giao lưu âm nhạc “IPS LOVE FOLK MUSIC”

➢ HS được đăng ký 5 ->6 tiết mục/ngày tổ chức trại hè (+ 1 tiết mục của giáo viên/ nhân viên IPS).

➢ Ban Giám khảo: 2 GĐCS, 2 GĐCTVN, GĐTS, thầy Cương – GV Âm nhạc

➢ 14:00 - 14:30: HS tập trung về lều, ăn xế tại lều.

➢ 14:30 – 15:00: Trò chơi: Bịt mắt xé dán tranh chủ đề “HOA LÁ MÙA HÈ”

➢ HS & GV chuẩn bị giấy màu/ giấy báo, phụ liệu (lá cây, hoa khô, kim tuyến, đậu, vỏ cây, bột màu…...), hồ dán, bìa A0, mỗi lớp cần có ít nhất 3 dây vải để bịt mắt.

➢ MC giới thiệu luật chơi.

➢ HS cùng GV thảo luận và phân chia nhiệm vụ.

➢ HS và GV cùng tham gia trò chơi (trò chơi diễn ra trong 5 phút).

➢ Bình chọn và công bố thắng cuộc.

➢ 15:00 – 15:15 Sinh hoạt vòng tròn toàn trường.

➢ Thực hiện nghi thức kết thúc trại, công bố phát thưởng cho học sinh của trại có nhiều cờ/sticker nhất.